Như tên gọi, hăm tã là vấn đề hăm da xảy ở trẻ em do nguyên nhân chủ yếu từ tã và theo như thuật ngữ y khoa: viêm da do tã thuộc nhóm viêm da kích ứng do tiếp xúc, tức là xảy ra khi làn da non nớt của bé tiếp xúc với tã. Lưu ý, hăm tã ở trẻ em không hề liên quan đến tình trạng dị ứng, và tỉ lệ xảy ra rất cao, 50% các bé có xảy ra tình trạng hăm tã trong suốt những năm đầu đời. Hãy cùng duocsituvan.net tìm hiểu về vấn đề này nhé.
Những biểu hiện sớm đầu tiên nhất của hăm tã thường xuất hiện dưới dạng đỏ da hoặc các đốm đỏ nhỏ trên khu vực bụng dưới, hai mông, đùi và bên hông – những vùng da tiếp xúc trực tiếp với bỉm ướt bẩn. Thường thì hăm tã ở trẻ là nhẹ, ít khi trở nên nặng nề và thường tự khỏi sau 3 – 4 ngày nếu được chăm sóc đúng cách.
1. Vì sao trẻ em hay bị bị hăm tã? Một số nguyên nhân thường gặp
Các nguyên nhân dẫn đến tình trạng hăm tã ở trẻ nhỏ
- Để bỉm ướt càng lâu
Khi bỉm ướt lâu nước tiểu ngấm trong bỉm cùng vi khuẩn sản sinh ra các chất hoá học (như urease) làm tăng pH tại vùng da bé, bình thường pH da 5,5 chính là lớp màng acid bảo vệ da, ức chế sự phát triển của vi khuẩn có hại, nấm trên da nên khi phá vỡ cân bằng này sẽ là điều kiện tiên quyêt để hăm tả xuất hiện.
- Do cọ xát vật lý giữa tã và làn da non nớt
Hai yếu tố đầu tiên làm làn da bé trở nên mong manh. Chính vì vậy, khi tiếp xúc và cọ xát vật lý với tã (bỉm) càng khiến bề mặt da bé dễ bị tổn thương. Tả quá chật cũng là nguyên nhân hàng đầu khiến tình trạng hăm tả trẻ em dễ xuất hiện. Do đó bố mẹ cần xem xét loại tả cũng như cân đối size tả cho phù hợp nhắm tạo sự thoải mái nhất cho trẻ. giảm tối đa tình trạng hâm tả.
- Để tã (bỉm) dính phân quá lâu không thay.
Các chất men tiêu hoá (như protease, lipase) tồn dư trong phân và sản sinh thêm nhờ vi khuẩn tấn công lớp da non nớt, khiến da mong manh dễ vỡ hơn. Vi khuẩn trong phân cũng làm suy giảm vi khuẩn có lợi trên da, tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại bùng lên.
Ngoài ra, một vài tình trạng bệnh cũng làm bé dễ hăm hơn như tiêu chảy kéo dài, ăn sữa công thức (bú mẹ ít bị hơn) dẫn đến tiêu lỏng, trẻ vừa có đợt điều trị với kháng sinh (làm mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột)…
2. Các triệu chứng và mức độ hăm tã ở trẻ nhỏ mà ta có thể nhận biết.
Dựa vào biểu hiện trên da và các triệu chứng toàn thân của cháu bé để phân mức độ nặng nhẹ và có hướng điều trị, chăm sóc phù hợp.
- Hăm tã nhẹ: lác đác ban đỏ ở vị trí bụng dưới, hai mông, ngấn đùi, bẹn hoặc vùng da trực tiếp tiếp xúc với tã bỉm, con không có biểu hiện khó chịu hay đau đớn.
- Hăm tã mức độ trung bình: khi dát đỏ diện rộng ở vị trí như mô tả, kèm đau, kèm khó chịu
- Hăm tã nặng: khi dát đỏ diện rộng kèm phỏng nước, các loét trên da do tình trạng bội nhiễm các vi khuẩn da. Trẻ mệt mỏi, kích thích hoặc có biểu hiện nhiễm trùng nặng (li bì, sốt…)
Với trường hợp hăm tã từ nhẹ đến trung bình, ba mẹ có thể điều trị tại nhà bằng việc chăm sóc đúng cách kết hợp với bôi kem chống hăm. Trường hợp hăm tã nặng thường kèm theo nhiễm khuẩn da, trẻ cần được thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được điều trị đúng và đủ thuốc.
Lưu ý phân biệt với các vấn đề da khác
Nhiều bệnh có triệu chứng gần với hăm tã. Đặc biệt là nếu hăm da kéo dài hoặc có triệu chứng khác đi kèm thì cần đi khám bác sĩ nhi hoặc da liễu để được khám sớm.
Hăm tã nhẹ – trung bình thường đỡ và khỏi trong hai đến ba ngày chăm sóc đúng cách.
Nếu quá mốc ba ngày (đã chăm sóc đúng cách) mà vẫn chưa khỏi, khả năng cao là đã nhiễm thêm nấm Candida hoặc vi khuẩn (tụ cầu, liên cầu da). Việc này liên quan đến chỉ định thuốc mỡ, kem chống nấm và hoặc kháng sinh. Do đó, để tránh lạm thuốc, sử dụng thuốc sai cách, ba mẹ cần đưa bé đi khám chuyên khoa.
Ngoài ra ta còn có phân chia mức độ hăm tả thành 5 cấp độ như sau:
3. Cách xử trí hăm tã ở trẻ em.
Chăm sóc da vùng đóng bỉm
- Thay bỉm thường xuyên, giảm tối đa thời gian ướt đít.
- Mỗi ngày cần có vài tiếng không đóng bỉm (để thoáng).
- Vệ sinh sạch sẽ cho bé chú ý phải rửa vùng bẹn và sinh dục ngoài ngay sau khi bé đi vệ sinh xong bằng nước ấm, sạch, rồi thấm khô bằng khăn bông và thay tã mới.
- Nếu ở nhà sẵn nước ấm, hạn chế dùng giấy ướt
- Không nên bôi, rắc phấn rôm cho trẻ dễ làm bít tắc lỗ chân lông gây khó khăn cho việc thoát ẩm của da.
Chọn loại bỉm phù hợp
- Sử dụng bỉm nguyên tem mác, hãng uy tín. Kích thước phù hợp, không quá chật.
- Chú ý lau người bé thật khô sau khi tắm rồi mới quấn tã.
- Nên thay tã cho bé thường xuyên không để quá lâu.
Bôi kem bảo vệ cho bé
- Tác dụng như là hàng rào che chở cho bờ mông trước bỉm.
- Nên thoa kem chống hăm cho bé sau mỗi lần thay tã.
4. Các loại kem trị hăm tả phố biến trên thị trường
Hăm tã là một vấn đề da rất thường gặp ở trẻ từ 0 đến 24 tháng tuổi. Theo nhiều khảo sát, có tới gần 50% trẻ sẽ gặp hăm tã ít nhất một lần trong giai đoạn này. Vì vậy, cũng có khá nhiều sản phẩm chăm sóc da cho bé nhằm điều trị và phòng ngừa hăm tã.
Kem Bepanthen balm
Kem bôi da phòng và điều trị hăm tã Bepanthen, là một sản phẩm của công ty Dược phẩm Bayer, sản phẩm được sản xuất tại Hy Lạp với bảng thành phần rất đơn giản nhưng lại hiệu quả với hăm tã. Đó là lanolin giúp dưỡng ẩm da cho bé và pathenol (hay còn gọi là tiền vitamin B5) có tác dụng thúc đẩy tế bào da, phục hồi da, làm dịu da. Kem một sản phẩm dành riêng để ngăn ngừa và điều trị hăm tã. Đây là một sản phẩm chất lượng được nhiều bà mẹ tin dùng và đánh giá cao.
Với dạng mỡ sản phẩm tạo thành một lớp màng không thấm nước, bảo vệ cho làn da nhạy cảm của em bé tránh khỏi các tác nhân gây kích ứng, giúp phòng ngừa hăm tã. Bepanthen chăm sóc và nhẹ nhàng làm lành vết hăm đỏ gây ra bởi tã, bỉm giấy. Giúp dưỡng ẩm cho làn da nhạy cảm của bé tại nơi quấn tã. Ngoài ra, Bepanthen còn được sử dụng để chăm sóc đầu núm vú của mẹ bị nứt nẻ do cho con bú.
Sudocrem baby care
Sudocrem là thương hiệu đến từ Anh, sản xuất tại Iceland. Sản phẩm với thành phần chính Oxit kẽm (15.25%) có tác dụng làm dịu da và giảm ngứa, mỡ cừu (4%) với tác dụng dưỡng ẩm hiệu quả, giúp cho làn da bé luôn duy trì được độ ẩm.
Kem chống và trị hăm Sudocrem hiệu quả tốt và đã được chứng minh tác dụng là có thể giúp làm dịu, giúp tái tạo và bảo vệ làn da mỏng manh của trẻ sơ sinh tránh khỏi các tác nhân kích ứng. Kem giúp làm mềm da, làm dịu vùng da và giữ cho làn da nơi quấn tã của bé luôn mềm mại dễ chịu.
Ngoài ra, Khi bị côn trùng như muỗi, kiến đốt, mẹ cũng có thể bôi kem Sudocrem vào để ngăn không cho vết thương loang rộng & tấy đỏ.
Sudocrem còn giúp bảo vệ da khi bị cháy nắng & dùng bôi được vào các vết trầy xước.
Bên cạnh các sản phẩm nhập khẩu, các công ty Dược phẩm trong nước cũng phát triển các sản phẩm kết hợp với các hợp chất chiết xuất từ dược liệu như rau má, nghệ, cam thảo, lô hội, hoa cúc la mã…Ngoài tác dụng ngừa và điều trị hăm tã thì các sản phẩm này còn có thêm tác dụng làm dịu da, giảm mẩn ngứa, mẩn đỏ do côn trùng đốt, làm lành da và mờ sẹo cho bé.
Kem Kutieskin dịu da
Kutieskin với hai nhóm thành phần chính là nhóm dưỡng ẩm, làm mềm da, phục hồi da: vitamin E, chiết xuất bơ hạt mỡ, dầu hạnh nhân, panthenol. Và nhóm kháng khuẩn, kháng viêm, giảm ngứa và kích ứng, làm mờ sẹo: chiết xuất cam thảo, thông đỏ, tinh chất nghệ trắng Nano THC…
Kem bôi dịu da Kutieskin có tác dụng giảm ngứa nhanh, dịu mẩn đỏ, làm dịu vết mẩn ngứa, hăm da, muỗi đốt, côn trùng cắn, ngăn ngừa và làm dịu vùng da bị rôm sảy. Kem cũng giúp làm mờ các vết sẹo, vết thâm do tổn thương da, côn trùng đốt, rôm sảy, hăm tã. Đẩy nhanh quá trình tái tạo tế bào da mới và phục hồi vùng da bị hư tổn, giúp nhanh chóng làm lành vết trầy xước trên da.
Kem bôi da Em bé
Kem Em Bé cũng có thành phần là sữa dê, dầu quả bơ và vitamin E cho tác dụng dưỡng ẩm. Kết hợp với chiết xuất rau má, vitamin B5, chiết xuất thông đỏ, cúc la mã giảm ngứa và giảm kích ứng da, kích thích tái tạo tế bào da. Ngoài ra, tinh chất nghệ Nano THC giúp chống viêm và mờ thâm sẹo.
Như vậy, để chuyên trị vấn đề hăm tã cho bé, các mẹ có thể chọn bepanthen hoặc sudocrem baby care. Kem dịu da Kutieskin hoặc kem Em bé thì có thể sử dụng cho nhiều trường hợp như: hăm tã, rôm sẩy, mẩn đỏ, mẩn ngứa, các vết côn trùng đốt…