SỐT? Những điều cần biết về chăm sóc sốt nóng tại nhà cho trẻ – Không phải lúc nào cũng cần dùng thuốc?

Tình trạng sốt là một tình trạng rất hay gặp ở trẻ em nhỏ và sẽ có những biến chứng nguy hiểm nếu không biết cách xử trí kịp thời khi sốt cao. Do đó các bậc cha mẹ thường rất lo lắng và dùng thuốc để hạ sốt ngay cho trẻ em khi thấy bé bị sốt. Nhưng trong thực tế không phải trong bất cứ tình trạng sốt nào thì trẻ em cũng cần uống thuốc hạ sốt. Hãy cùng Dược Sĩ Tư Vấn tìm hiểu thêm thông tin về vấn đề này nhé.

Nhận biết tình trạng sốt: Triệu chứng sốt ở trẻ em chỉ thực sự diễn ra khi nhiệt độ cơ thể từ 38 độ C trở lên:

Có thể sử dụng nhiệt kế thuỷ ngân hay nhiệt kế điện tử để xác định nhiệt độ của trẻ em khi bị sốt. Tuy nhiên ở mỗi điểm đo sẽ được xác định mốc tính nhiệt độ sốt khác nhau. Cần tham khảo bên dưới nhé:

nhiet do sot cua tre em 055d53e53e084b708c8c6337550cb47d grande

Hình ảnh: Trẻ em đang ở tình trạng sốt, nhiệt độ cơ thể đang cao hơn 38 Độ C (Ảnh minh hoạ)

Để tránh trường hợp quá tay hay xác định sốt một cách nóng vội các bậc phụ huynh cần biết rằng có rất nhiều nguyên nhân tự nhiên khách quan như thời tiết nóng, quần áo ủ ấm qúa dày, vận động cơ thể nhiều và cả nơi đo nhiệt độ cũng có thể khiến cho cơ thể trẻ em tăng nhiệt từ 0.5 đến 1 độ C khiến chúng ta hiểu lầm rằng trẻ đang có biểu hiện sốt. Do đó bé chỉ thực sự bị sốt khi:

  • Nhiệt độ trẻ em đo ở hậu môn >38.0 độ C
  • Nhiệt độ trẻ em đo ở miệng >37.5 độ C
  • Nhiệt độ trẻ em đo ở nách >37.2 độ C
  • Nhiệt độ trẻ em đo ở tai >38.0 độ C.

Các nhiệt độ đo được của trẻ em ở mức dưới các mức trên chưa thực sự được coi là sốt và cần can thiệp của y khoa. Bình thường thì nhiệt độ cơ thể của trẻ em kể cả với trẻ sơ sinh thì thường giao động từ 37 độ C cho đến 37,8 độ C. Cho nên khi chưa xác định rõ được tình trạng của trẻ em có thực sự sốt hay không cần thực hiện thao dõi lại hoặc xác định nhiệt ở nhiều vị trí khác nhau để có thể can thiệp một cách kịp thời và đúng đắng nhất.

Nóng sốt chính là phản vệ mạnh mẽ của hệ miễn dịch của trẻ:

phan ung he mien dich voi sot o tre em 419b7e6fc4924a7e916333b22e2a96cc grande

Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng bị sốt của trẻ nhỏ, nhưng nguyên nhân thường thấy nhất chính là cơ chế hoạt động của hệ miễn dịch để chống lại các tác nhân xâm nhập như là vi trùng, virus, hay là các tác nhân kháng nguyên khác kích hoạt cơ chế phòng vệ của cơ thể. Cơ chế này sẽ đưa ra tín hiệu cho não bộ điều chỉnh tăng thân nhiệt mục đích để ngăn chặn các tác nhân xâm nhập, hoạt hoá các chức năng phòng vệ để chống lại tác nhân xâm nhập, do đó trong một số trường hợp sốt dưới nhiệt độ 38 độ C thì chúng ta cũng không cần vội lo lắng mà hãy tiếp tục theo dõi chặt để có hướng can thiệp kịp thời.

Thông thường các bậc phu huynh hay các mẹ bỉm sữa hay đánh giá sốt chỉ thông qua vấn đề sờ và cảm nhận, việc này tuy là khá tiện lợi nhưng không loại trừ được các sai sót ví như người mẹ cũng đang sốt, cảm nhận nhiệt độ sai, hay sốt nhẹ không phân biệt được thực sự có sốt không. Cho nên nếu thực sự không chắc chắn các bậc phụ huynh cần thực hiện đo thân nhiệt để có quyết định can thiệp chính xác nhất. Ngoài loại nhiệt kế thuỷ ngân thông thường thì nhiệt kế điện tử hiện nay cũng cho kết quả nhanh và tương đối chính xác, giúp phụ huynh có thể theo dõi sốt ở trẻ em một cách dễ dàng.

 Khi bị sốt tuỳ nguyên nhân khác nhau nhưng có thể kéo dài từ 2 đến 4 ngày. Trong suốt những ngày chăm sóc trẻ bị sốt, ngoài việc theo dõi và hạ sốt kịp thời các phụ huynh còn cần chú ý thêm những dấu hiệu khác của trẻ như mệt mỏi, li bì, co giật, nôn ói, các dấu hiệu phát ban hay các biểu hiện mất nước nặng như tiêu chảy cấp đi kèm. Vì đây là những dấu hiệu nguy hiểm cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để tiếp cận được can thiệp y tế kịp thời.

Còn nếu như trẻ chỉ sốt dưới 40 độ C và đáp ứng với các biện pháp hạ sốt, vẫn hoạt động và vui chơi như thông thường thì cứ tiếp tục theo dõi và xử trí hạ sốt khi nhiệt độ > 38 độ C, chứ không cần quá sốt ruột.

Vậy thì khi nào thì mới cần dùng đến thuốc hạ sốt?

dua tre den co so y te de kham 35fddbebdc014c82b0812ecfda52f9f5 grande

Về bản chất, sốt là một cơ chế phản ứng có lợi cho cơ thể, do đó khi nhiệt độ sốt tăng cao đến mức >38.5 độ C thì mới thực sự cần sự can thiệp của thuốc hạ sốt. Trên thị trường, đối với thuốc hạ sốt cho trẻ em thì thường có nhiều loại, nhiều hàm lượng và đường dùng khác nhau. Trong đó thuốc hạ sốt cho trẻ em thường dùng nhất là dược chất Paracetamol, dược chất này khá an toàn và được dùng phổ biến tuy nhiên cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của thuốc và thận trọng với các trường hợp có tiền căn dị ứng chất này hoặc người nhà có tiền căn dị ứng với thuốc.

Trong việc hạ sốt cho trẻ em, cần lưu ý về cân nặng của trẻ, để tính toán hàm lượng thuốc dùng cho hiệu quả, ngoài ra cần phối hợp thêm các liệu pháp hạ sốt khách để đạt được hiệu quả mong muốn, tránh trường hợp vì nóng vội mà sử dụng liều cao, lặp lại quá mức trên khuyến cáo, hay sử dụng nhiều lúc cùng loại nhiều lại thuốc hạ sốt khác nhau khiến gia tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hoá, kích ứng dạ dày hay tổn thương gan, hệ cơ quan do quá liều thuốc.

Nếu trẻ vẫn tỉnh táo, ưu tiên uống nhiều nước, mặc thoáng mát, bổ sung ding dưỡng nhiều vitamin để nâng cao hiệu quả đề kháng tự nhiên.

Hướng dẫn hạ sốt bằng thuốc hạ sốt phổ biến như Paracetamol  :

Lưu ý: Bố hoặc mẹ cần đọc kỹ thông tin về thuốc hạ sốt, liều lượng cũng như đảm bảo rằng trẻ của mình không dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc. Nếu không rõ về thông tin hoặc có điều nào chưa rõ cần mang trẻ đến cơ sở y tế gần nhất hoặc tham khảo ý kiến của y bác sĩ có chuyên môn trước khi tự ý dùng thuốc.

Trên thị trường có nhiều loại thuốc hạ sốt tuy nhiên Paracetamol (hay acetaminophen) là thuốc có tác dụng giảm đau và hạ sốt thường được chỉ định điều trị các trường hợp đau và sốt từ nhẹ đến vừa như đau đầu, đau răng, đau cơ, hạ sốt,… Paracetamol hầu như không ảnh hưởng đến hệ tim mạch và hô hấp hay gây kích ứng dạ dày như một số loại có cùng tác dụng khác.: là hoạt chất phổ biến và thông dụng hiện nay được dùng để giảm các triệu chứng sốt, đau đầu, chóng mắt, cảm cúm, giảm các cơn đau từ nhẹ đến trung bình.

Sau đây là một số điểm cần lưu ý khi sử dụng paracetamol:

  • Khi nào nên sử dụng Paracetamol?

Khi trẻ có dấu hiệu sốt (từ 38°C trở lên) hoặc đau, bạn có thể sử dụng paracetamol để làm giảm thân nhiệt và bớt khó chịu.

  • Paracetamol có sẵn dưới dạng nào?
  1. Viên nén: 100mg, 120mg, 500mg
  2. Viên sủi: 500mg
  3. Viên nhai: 120mg
  4. Thuốc dạng dung dịch: 120mg/5ml, 250mg/5ml
  5. Thuốc dạng bột/cốm pha uống: 80mg, 150mg, 250mg
  6. Thuốc dạng đặt hậu môn: 80mg, 150mg, 300mg
  • Lượng thuốc nên dùng cho trẻ?

Sử dụng lượng thuốc (liều dùng) phù hợp cho trẻ theo đơn thuốc của bác sĩ. Liều dùng khuyến cáo cho trẻ em là từ 10-15mg/kg cách mỗi 4 giờ và không quá 4 lần/ngày.

Trong trường hợp bạn tự mua thuốc tại nhà thuốc, đọc kỹ và sử dụng theo liều dùng có trên hướng dẫn sử dụng sản phẩm (hoặc tham khảo bảng dưới). Cần liên hệ với bác sĩ/dược sĩ để có thêm tư vấn khi quý phụ huynh không chắc chắn về liều dùng cho trẻ.

Một số điểm lưu ý khi dùng paracetamolNgười lớnTrẻ em >=18 tháng
Khi nào bắt đầu sử dụng thuốcKhi cơ thể sốt trên 390Csử dụng ngay khi trẻ sốt trên 38,50C vì ở trẻ sốt dễ diễn tiến nhanh và có thể dẫn đến biến chứng
Liều dùng10–15mg/kg cân nặng/lần.VD người lớn nặng 50kg thì mỗi lần có thể uống 1 viên paracetamol 500mg.10–15mg/kg cân nặng/lần.Do trẻ em cân nặng thay đổi nhiều theo độ tuổi nên cần tính toán cẩn thận.VD bé nặng 15kg thì mỗi lần có thể dùng paracetamol liều 150mg. 
Khoảng cách giữa hai lần uống thuốc4-6 giờ, không quá 6 lần/ngày4-6 giờ, không quá 6 lần/ngà

Hướng dẫn xử lý cơn sốt cho trẻ em (tình trạng sốt chỉ thực sự diễn ra khi nhiệt độ cơ thể lớn hơn 38.0 độ C)

Lau mát cho trẻ em khi bị sốt để hạ sốt là giải pháp hiệu quả mà không cần dùng thuốc hạ sốt hoặc sử dụng phối hợp với thuốc nếu sốt vẫn tiếp diễn.

Lau mát hay tắm mát là biện pháp hạ sốt hiệu quả giúp giảm thân nhiệt cho cơ thể bằng cách thoát nhiệt khi nước bốc hơi qua da. Đây là cách hạ sốt cực kỳ đơn giản nhưng ít được phụ huynh chú ý đên. Lau mát đặt biếth chú ý những vùng được ủ ấm như là vùng nách, bẹn hoặc mặt lưng sẽ giúp cơ thể mau chóng hạ được nhiệt độ sốt. Trong trường hợp sốt cao khó hạ cần kết hợp thêm thuốc hạ sốt và lau mát để cho hiệu quả nhanh chóng hơn. Có thể dùng thêm miến dán hạ sốt để nhanh chóng hạ nhiệt độ cơ thể và giúp cho trẻ có cảm giác dễ chịu hơn.

huong dan lau mat xu ly sot tre em a7b660988565458988cf9e3dea58bfa1 grande


Sử dụng thuốc hạ sốt để hạ sốt cho trẻ em khi bị sốt:

Thuốc hạ sốt là yếu tố quan trong giúp hạ nhiệt an toàn trong các trường hợp sốt cao, thuốc hạ sốt có thể giúp hạ thân nhiệt ở trẻ từ 1-1.5 độ C. Câc bật phụ huynh có thể cân nhắc dùng thuốc hạ sốt đúng liều nếu như nhiệt độ trán trẻ từ 38 độ C.  Thuốc hạ sốt nên được dùng khi cần thiết và không sử dụng kéo dài khi trẻ không còn triệu chứng sốt.

Khi dùng thuốc hạ sốt thì các bậc phụ huynh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để tính toán liều dùng thuốc hạ sốt cho phù hợp. Đối với thuốc hạ sốt thông thường như paracetamol thì liều dùng đường uống: 10 – 15 mg/kg, có thể nhắc lại 4 – 6 giờ/lần. Các chuyên gia cũng khuyến cáo, không nên dùng Paracetamol quá năm lần và không quá 75 mg/kg trong vòng 24 giờ.

Các hướng dẫn về liều dùng chi tiết về một số thuốc hạ sốt thông dụng theo từng đối tượng các phụ huynh có thể tham khảo thêm hướng dẫn của của cơ quan ý tế nhi đồng.

Ngoài vấn đề liên quan đến liều dùng thì đường dùng cũng là yếu tố đáng lưu ý, trong trường hợp trẻ có khó khăn trong sử dụng thuốc viên đường uống thì có thể cân nhắc các loại siro có chứa thành phần là thuốc hạ sốt để giúp trẻ dễ sử dụng hơn. Trẻ nôn ói hoặc li bì, không thể sử dụng đường uống có thể sử dụng dạng thuốc đặc hậu môn để mang lại hiệu quả tốt nhất.

uong thuoc ha sot cho tre em ae33a421df5f496c889baac652f6453e grande

Khi bị sốt cao cần cho trẻ nghỉ ngơi:

Trong lúc sốt cao thì thường cơ thể trẻ sẽ rất đừ, và mệt mỏi, do đó cần cho trẻ nghi ngơi một cách hợp lý để cơ thể trẻ có thể mau chóng trở lại một cách bình thường. Nếu trẻ sốt không có li bì thì vẫn có thể tham gia một số hoạt động nhẹ nhàng hay học tập. Cần lưu ý theo dõi xem triệu chứng sốt có quay lại không để xử trí kịp thời.

Lưu ý về các bệnh truyền nhiễm có thể dễ lây lan khi trẻ em mắc phải tình trạng sốt nóng:

Không phải bất cứ bênh lý sốt nào cũng có thể lây nhiễm, tuy nhiên cần lưu ý một số bệnh lý truyền nhiễm có biểu hiện sốt thường xuyên như thuỷ đậu, tay chân miệng, rubella, sởi hay gần nhất là covid-19 nếu có dấu hiệu nghi ngờ hoặc có yếu tố dịch tễ. Trong điều kiện sinh hoạt cộng đồng như lớp học hoặc gia đình có anh chị em trong nhà có thể dễ dàng lây truyền cho nhau. Do đó cần lưu ý các yếu này sẽ giúp bố mẹ chăm sóc trẻ tốt hơn và cũng như hạn chế lây nhiễm chéo trong cộng đồng.

bieu hien nguy hiem can theo doi o sot tre em a43e8a382d054efca0e8539bc10436f7 grande
  • Những biểu hiện nguy hiểm cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế khi trẻ em bị sốt:

Sốt cao trên 40 độ C, không hạ được.

Co giật, hoặc kích động mạnh.

Trẻ em ngủ li bì, khó đánh thức được.

Cổ gồng cứng bất thường.

Trẻ quấy khóc không thể dỗ được.

Trẻ em nôn ói nhiều.

Trẻ có biểu hiện phát ban trên da.

Khó thở đi kèm sau khi làm sạch đường mũi, hay tím tái.

Đối với trẻ nhủ nhi: trẻ bỏ bú, bỏ ăn, hoặc không thể nuốt được, trẻ yếu ớt hay suy kiệt.

Tiêu ra máu hoăc nôn ra máu.

Bổ sung đủ nước và điện giải cho trẻ em bị sốt:

Khi sốt cao thì nguy cơ mất nước trên cơ thể trẻ nhỏ là cao, do đó cần bổ sung đủ nước để giúp cơ thể không mất nước. Việc bổ sung nước có thể bằng nước lọc thông thường. Tuy nhiên ngoài vấn đề mất nước thì cơ thể trẻ cung cần thêm năng lượng và vitamin để tăng cường mức độ đề kháng của cơ thể chống lại các yếu tố xâm hại.

bo sung vitamin va khoang chat cho tre bbdc7b777301410484fe5e43c9c22f84 grande

Có thể bổ sung vitamin đường uống cho trẻ nhỏ bằng nước trái cây hoặc viên uống, viên sủi có chứa hàm lượng vitamin phù hợp và vi chất tăng cường giúp cơ thể nhanh chóng vượt qua. Ngoài nước uống, khi sốt trẻ thường mẹt mỏi và biến ăn, chưa kể giảm vận động nên có thể ảnh hưởng đến đường tiêu hoá, không cần ép trẻ em ăn quá nhiều sẽ khiến trẻ khó chiụ vè mệt mỏi hơn, nhưng có thể sử dụng các loại thức ăn mềm, dễ tiêu hoá như cháo có kèm nhiều dinh dưỡng như thịt, rau củ, có thể là dinh dưỡng phù hợp giúp trẻ mau chóng phục hồi.

Hãy để lại bình nhé!

Bình luận

Logo
Enable registration in settings - general
Compare items
  • Total (0)
Compare
0
Shopping cart